Figo 's Industry Library

Industry Library

Ngành kế toán viên giám định | Chartered Accountant

By Alviss in Mathematic

Bạn được nhận xét là người tỉ mỉ, cần mẫn? Bạn ‘nhạy cảm’ với những con số và cảm thấy hứng thú về chúng? Việc lập bảng kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính là sở thích của bạn? Còn điều gì tuyệt vời hơn khi bạn tìm thấy ngành học phù hợp với chính mình? Chartered Accountant kế toán viên là lựa chọn phù hợp dành cho bạn! Cùng FIGO khám phá công việc này ngay thôi nào.

kế toán viên 1

Khoan khoan! “Đi đâu mà vội mà vàng. Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây” 

Để giúp các bạn không phải “vấp đá, quàng dây” khi tìm hiểu về công việc Kế toán viên giám định này, FIGO sẽ giúp bạn từng bước hiểu rõ về ngành này hơn thông qua Bảng chữ cái trước nhé.

We have “A” - Accountant! kế toán viên

Về cơ bản, accountant - kế toán viên là những người lo về việc tài chính của các doanh nghiệp. Kế toán viên có nhiều chức vụ khác nhau từ kế toán trưởng, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp đến kế toán chi tiết. Accountant là một phần không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào dù quy mô lớn hay nhỏ.

Nghĩa vụ cơ bản của kế toán là đưa ra hồ sơ chính xác và liên tục về giao dịch tài chính giữa một cá nhân hoặc doanh nghiệp và các đối tác. Công việc của họ không đơn thuần có thế. Họ còn có thể nghiên cứu tài chính và phân tích rủi ro cho cho các công ty để đưa ra quyết định đầu tư. Nhìn chung, khối lượng công việc kế toán thường rất nặng, đặc biệt là giai đoạn cuối Kỳ kế toán, chuẩn bị quyết toán ngân sách.

kế toán viên 2

We have “B” - Be a Chartered Accountant!

Chartered Accountant là “trùm cuối” ngành Kế toán viên. Không chỉ là “trùm cuối”, Kế toán viên giám định là còn mục tiêu nỗ lực của biết bao Kế toán viên. Điều gì tạo nên sức hút của một Kế toán viên giám định??

Đi sâu về định nghĩa, Chartered Accountant kế toán viên là một thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành kế toán, vẫn chưa có từ tiếng Việt nào phù hợp để dịch nghĩa. Tuy nhiên, dựa vào tính chất công việc, người ta hay gọi Chartered Accountant là Kế toán Công chứng hay Kế toán Giám định. 

Để có thể trở thành một viên Kế toán giám định, bạn phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cao và nghiêm ngặt hơn nhiều so với các cấp trình độ kế toán khác: Bằng cử nhân chương trình các môn về kinh doanh, tài chính và kế toán, kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm, đầy đủ kỹ năng mà mọi cấp Kế toán viên khác phải có. Đó là lý do khi bạn trở thành một CA, bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao từ các nhà tuyển dụng, lãnh đạo và đồng nghiệp. 

kế toán viên 3

We have “C” - Certificate!

Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng phong phú, chứng chỉ cũng là yếu tố giúp bạn tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Đây là một số chứng chỉ mà cả Accountant và Chartered Accountant đều cần có cho sự nghiệp của mình:

  • CPA (Certified Public Accountant) - Chứng chỉ hành nghề kế toán - kiểm toán: là chứng chỉ mang ý nghĩa kế toán viên được công nhận bởi các hội nghề nghiệp của quốc tế hoặc nội địa.

  • CFA (Chartered Financial Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính: là một chứng chỉ chuyên nghiệp do viện CFA cung cấp. Chương trình CFA đào tạo các kỹ năng quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính, áp dụng các loại tài sản khác nhau và cung cấp kiến thức tổng quát về tài chính.

  • FRM (Financial Risk Manager) - Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính: là chứng chỉ được công nhận toàn cầu do GARP cung cấp. Đây là chứng chỉ dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác.

  • CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) - Chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc: chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên toàn cầu về quản trị tài chính và quản trị chiến lược. CIMA cung cấp cho người học kiến thức mang tính thực tế cao, giúp họ thành công trong lĩnh vực quản lý.

  • ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) - Chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc: là chương trình chuyên nghiệp được công nhận toàn cầu dành cho giới chuyên môn tài chính, kế toán và kiểm toán.

  • CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế: là một chứng chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, tập trung vào các khoản đầu tư thay thế. 

  • CMA (Certified Management Accountant) - Chứng chỉ Kế toán Quản trị: là chương trình đào tạo các chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho việc quản trị kế toán.

kế toán viên 4

We have “D” - Duty! - kế toán viên

Như FIGO đã nói ở phần trên, Chartered Accountant là mức độ cao cấp nhất mà Accountant mong ước. Và cấp độ thì đi liền với công việc và trách nhiệm, cấp càng cao thì công việc càng nặng. Dưới đây là những công việc thông thường của một Chartered Accountant bao gồm:

  • Đảm bảo thực hành tài chính theo pháp luật.

  • Cân bằng tài khoản và chuẩn bị các tài liệu tài chính thường xuyên hoặc theo yêu cầu.

  • Chuẩn bị và trả tờ khai thuế cho các tập đoàn lớn.

  • Nhập dữ liệu về các khoản phải trả, lợi nhuận, thuế bán hàng và các giao dịch khác.

  • Lập kế hoạch ngân sách và cung cấp thông tin, khuyến nghị từ nghiên cứu rủi ro tài chính và đầu  tư.

Các nhà kinh doanh và doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp nhiều vấn đề tài chính và kế toán khá nhạy cảm, đòi hỏi các chuyên gia cực kỳ am hiểu về vấn đề tiền tệ có thể xử lý một cách chuyên nghiệp. Và đó là lý do họ cần các Chartered Accountant xử lý, kiểm tra, kiểm soát sổ sách tài chính, thuế và các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp.

kế toán viên 5

We have “E” - Earning Money!

Thu nhập luôn là vấn đề nóng và là yếu tố quan trọng để khiến một người quyết định theo học/ làm một việc hay không. Ngành Kế toán không là ngoại lệ, nhưng vấn đề về thu nhập của ngành trước nay không phải là điều sinh viên lo lắng.

Kế toán viên mới ra trường có lương khởi điểm thường rơi vào 5 - 7 triệu/ tháng ở các doanh nghiệp, công ty lớn. Đối với accountants có kinh nghiệm 3 - 5 năm, mức lương sẽ dao động từ 7 - 12 triệu/ tháng. Riêng với Chartered Accountant, họ có thể đảm nhận ở vị trí kế toán tổng hợp và kế toán trường thì mức lương có thể hơn 15 triệu/ tháng, tuỳ vào kiến thức và kỹ năng bổ sung họ có được theo từng năm làm việc.

kế toán viên 6

We have “F” - From where?

Ngày nay bạn muốn học Kế toán không hề khó nhưng việc lựa chọn cho mình một môi trường học tập ngành Kế toán tại Việt Nam lại không hề dễ! Bởi vì từ lâu Kế toán đã được xem như ngành học cốt lõi với nền kinh tế Việt Nam, chính vì thế đã có rất nhiều trường Đại học giảng dạy ngành này từ rất lâu. Bạn sẽ phải đứng trước rất nhiều sự lựa chọn để có thể chọn ra cho mình một ngôi trường học tập tốt nhất. Một số ngôi trường có chất lượng đào tạo ngành Kế toán tốt nhất hiện nay như: 

  • Đại học Ngoại Thương.

  • Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

  • Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

  • Học viện Tài Chính.

  • Đại học Hà Nội.

  • Đại học Kinh Tế TP.HCM.

  • Đại học Tôn Đức Thắng.

  • Đại học Tài Chính Marketing.

Thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về Chartered Accountant. FIGO hy vọng bạn có thể định hình rõ hơn về ngành Kế toán giám định và lựa chọn công việc cho tương lai thật chính xác. Nếu bạn muốn được phát triển tương lai nghề nghiệp này tại Mỹ thì hãy liên hệ ngay với FIGO để được nhận những tư vấn và lộ trình du học Mỹ toàn diện từ các chuyên viên tư vấn du học giàu kinh nghiệm nhé.

FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM 

SĐT liên hệ tư vấn: 0777 885401  

Đăng kí tư vấn qua email: info.figogroup@gmail.com

Fanpage Facebook: FIGO GROUP - Tổ chức tư vấn du học Mỹ ngành STEM

Book an appointment with a Figo Group expert now